Trả lời câu hỏi là mục tiêu hay lý tưởng nào quan trọng nhất cho đời sống, cô khẳng đinh,” chắc
chắn không phải là để nhún nhẩy làm sex symbol cho nhân loại. Cho đến
nay, tôi vẫn gắng đi tìm cái relevance của cuộc đời mình.”
29 June 2014
Sáng Chúa Nhật, không có gì nhiều để hoạch định trong công việc và
làn sương mù vẫn còn trải dọc bờ biển, tôi lơ đãng mở TV khi ăn sáng để
coi tin tức phóng sự trên kênh CBS. Một cuộc phỏng vấn ngắn với ca sĩ
Shakira gây chút chú ý. Tôi có coi vài music video của Shakira, thỉnh
thoảng bắt gặp Shakira trong vai trò giám khảo của The Voice, nhưng
không biết gì khác về cô siêu sao nổi danh toàn cầu này.
Nhờ phóng sự, tôi biết cô sinh ra ở Columbia, một quốc gia thường
được biết đến qua biểu hiện về ma tuý và bóng đá. Nhà nghèo, cha mẹ phải
nuôi 8 người con, trong khu ổ chuột của Barranquilla, nên cô bé phải
tranh sống ngoài đường phố như nhiều trẻ bụi đời ở Việt Nam. Tôi không
biết là may mắn nào đã đến với đời cô để năm 18 tuổi, cô đã phát hành
được tập Laundry Service, một best selling album ở Mỹ vào 2001. Nhưng
tôi chắc chắn là cô bé bụi đời này phải vượt qua rất nhiều gian khổ và
thử thách. Bây giờ, cô là ca sĩ đứng hàng thứ 4 thế giới về thu nhập.
Trả lời câu hỏi là mục tiêu hay lý tưởng nào quan trọng nhất cho đời sống, cô khẳng đinh,” chắc
chắn không phải là để nhún nhẩy làm sex symbol cho nhân loại. Cho đến
nay, tôi vẫn gắng đi tìm cái relevance của cuộc đời mình.”
Cách đây một tháng, tôi có viết một bài về những trằn trọc của ông
già Alan, của các bạn trẻ chung quanh, ngay cả của một xứ sở, một dân
tộc về cái irrelevance của chúng ta (*). Câu nói của Shakira làm tôi
lắng nghe tiếp.
Cô cho biết là để tìm cái relevance đó, cô đã bỏ rất nhiều thì giờ và
tiền bạc trong vài năm qua, quay lại Columbia và vài quốc gia nghèo của
Nam Mỹ, đến những khu ổ chuột nghèo hèn, để xây những ngôi trường thật
khang trang thoáng rộng cho các trẻ em “rách nát” này. Cô và các người
bạn đã xây được 7 ngôi trường và vẫn đang tiếp tục cuộc hành trình cho
cái relevance đó.
Một phóng sự khác nói về một triệu phú Mỹ trẻ (khoảng 40) kiếm được
khá nhiều tiền trong chu kỳ bong bóng của bất động sản Mỹ mấy năm trước.
Anh bạn không kinh doanh nữa mà đeo hành trang đi đến gần 50 quốc gia,
vừa du lịch vừa chia sẻ với nhân loại cái may mắn của mình. Anh làm một
cam kết là sẽ tặng không 1 ngàn đô la mỗi ngày trong vòng 10 năm tới cho
bất cứ ai anh gặp trong chuyến lữ hành mà cần giúp đỡ. Anh không tin
vào các tổ chức từ thiện, không tin vào thủ tục hành chánh, không tin
vào bất cứ trung gian nào.
Anh đã cho hơn 1 triệu đô la và các người nhận (qua các tấm hình anh
chia sẻ với phóng viên) gồm các bà mẹ già vùng quê Ấn Độ, các công nhân
nghèo khổ Ethopia cần tiền mua thuốc cho con, những học sinh nghèo trên
vùng núi Nepal, các bệnh nhân Libya lây lất với những vết thương chiến
tranh…. Có lẽ anh cũng đang đi tìm một cái relevance nào đó cho cuộc
sống của anh.
Cách đây 7 năm, tôi cũng quay về quê hương để tìm chút relevance. Qua
trung gian (luật Việt nam không cho người nước ngoài làm thiện nguyện
trực tiếp), tôi cũng bỏ tiền ra xây một ngôi trường khang trang tại quê
cha, đóng góp vài containers xe lăn cùng với The Wheelchair Foundation,
tài trợ nhiều dự án kinh doanh nhỏ cho bạn bè gia đình. Nhưng tôi không
may mắn như Shakira hay anh bạn triệu phú trẻ. Cái relevance tôi tìm
luôn chạy trốn. Ngôi trường dường như bị biến thành chỗ cư ngụ và làm
việc của các quan (không có ngân sách để thuê giáo viên); khoảng 1/4 xe
lăn thất lạc không có giấy tờ; và không một dự án kinh doanh nào của
người thân còn tồn tại. Ngay cả dự án 20 triệu máy tính cũng đang dậm
chân tại chỗ vì các tình nguyện viên đã biến mất để lo cơm áo cho gia
đình. Tiền mất không sao; nhưng tôi mất một thứ quan trọng hơn: niềm
tin. Vào mình và vào người.
Sáng nay, tình cờ coi phóng sự trên của CBS, tôi nhớ lại trải nghiệm
của mình. Đã 6 năm qua, nên tôi đã quên những diễn biến và cất kỹ vào
tiềm thức nào đó, như một bài học về ảo tưởng viễn vông.
Bên ngoài, trời bắt đầu nắng lên, và tôi thay đồ đi xuống phía biển.
Không nghĩ gì nữa, ngoài một câu hỏi cuối: sao quê hương mình lúc nào
cũng phức tạp và khó khăn đến vậy. Ngay cả chuyện đi tìm một chút
relevance nhỏ nhoi?
Alan Phan
1/7/14
Đi Tìm Cái Relevance
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
0 nhận xét:
Đăng nhận xét