Chuyện xưa kể rằng, có một vị vua ngày đêm lo
lắng về sự an nguy cho vương quốc của mình, về kho báu và đặc biệt về
ngai vàng của mình. Ông không tìm thấy bình an trong cuộc sống; các vị quan trở thành mối nghi ngờ, và tương lai trở thành nỗi ám ảnh sợ hãi cho ông.
Từ chốn cung điện nhìn xuống đám dân nghèo, ông cảm thấy như thèm muốn
được như họ, vì ở họ toát lên nỗi đơn sơ, chất phác và không một chút lo
lắng cho tương lai. Quá tò mò lối sống của dân nghèo, vị vua quyết định
hóa trang thành người ăn mày để tìm hiểu nguyên nhân nào đã làm cho
những dân nghèo được bình an như vậy.
Ngày kia, vua giả dạng
người ăn mày gõ cửa một người nghèo để xin ăn. Người nghèo mời người ăn
mày vào và cùng chia sẻ một ổ bánh mì với thái độ hạnh phúc và yêu đời.
Vị vua giả dạng hỏi: "Điều gì đã làm ông hạnh phúc như vậy?". Người
nghèo đáp: "Tôi có một ngày rất tốt. Tôi sửa giày và kiếm đủ tiền để mua
ổ bánh cho buổi tối nay". Vị vua giả dạng hỏi tiếp: "Chuyện gì sẽ xảy
ra, nếu ngày mai ông không kiếm đủ tiền mua bánh mì?". "Tôi có niềm tin
vào mỗi ngày. Ngày từng ngày, mọi chuyện rồi sẽ tốt đẹp", người thợ đáp.
Sau khi ra về, vị vua muốn thử niềm tin của người thợ giày. Vua ra lệnh cấm những người sửa giày dép hành nghề. Khi biết bộ luật mới ban, người thợ giày nhủ thầm: "Ngày từng ngày, mọi chuyện rồi sẽ tốt đẹp". Ngay lập tức ông thấy một vài phụ nữ đang gánh nước ra chợ bán rau, ông xin được gánh nước thuê cho họ. Và hôm đó, ông kiếm đủ tiền để mua bánh mì cho buổi tối.
Sau khi ra về, vị vua muốn thử niềm tin của người thợ giày. Vua ra lệnh cấm những người sửa giày dép hành nghề. Khi biết bộ luật mới ban, người thợ giày nhủ thầm: "Ngày từng ngày, mọi chuyện rồi sẽ tốt đẹp". Ngay lập tức ông thấy một vài phụ nữ đang gánh nước ra chợ bán rau, ông xin được gánh nước thuê cho họ. Và hôm đó, ông kiếm đủ tiền để mua bánh mì cho buổi tối.
Trời tối, vị vua dưới dạng người ăn mày lại tới
thăm người nghèo. Người thợ sửa giày vẫn giữ thái độ ung dung, hạnh phúc
với ổ bánh mì của mình. Hôm sau, vua cho ra lệnh cấm không cho phép
hành nghề gánh nước thuê. Và cứ như thế, người nghèo đã thay đổi nhiều
nghề khác nhau, nhưng nơi ông vẫn luôn có sự bình an và tin tưởng vào
triết lý sống từng ngày của mình. Còn vị vua vẫn không thể nào hiểu nổi
sự bình an và niềm tin của người nghèo kia. Mỗi lần bị cấm hành nghề,
người nghèo vẫn thản nhiên tin rằng, "Ngày từng ngày, mọi chuyện rồi sẽ
tốt đẹp".
Vì quá tò mò trước triết lý sống của người nghèo này,
đức vua ra lệnh và dàn xếp để người nghèo làm lính cho cung điện. Thật
đáng thương, người nghèo không được phát lương hằng ngày, mà phải hết
tháng ông mới nhận được thù lao. Mặc dù vậy, ông đã bán lưỡi gươm và có
đủ tiền để mua bánh mì cho một tháng. Tối đến, ông vẫn có bánh mì và vẫn
hạnh phúc.
Vị vua giả dạng tới thăm ông và hỏi, "Hôm nay ông
làm nghề gì mà kiếm tiến mua bánh mì?". "Tôi được làm lính cho vua",
người nghèo đáp. Ông cũng đơn sơ kể rằng: "Làm lính nhưng nhận lương vào
cuối tháng, nên tôi đã bán lưỡi gươm thật và đủ tiền để mua bánh mì cho
một tháng. Sau khi có lương, tôi sẽ chuộc lại lưỡi gươm thật và như thế
tôi sẽ có cuộc sống tốt hơn. Hiện nay tôi đang dùng lưỡi gươm bằng gỗ."
Nhà vua giả dạng hỏi tiếp, "Nhưng nếu ông phải sử dụng tới gươm vào
ngày mai thì sao?". Người thợ sửa giày đợt trước vần thản nhiên: "Ngày
từng ngày, mọi chuyện rồi sẽ tốt đẹp".
Quả thật, hôm sau người ta bắt được một tên trộm và bị kết án xử chém. Vua yêu cầu người nghèo trong trang phục lính thực hiện việc này. Vì nhà vua biết rằng, với lưỡi kiếm gỗ, người đàn ông này sẽ không thể thực hiện được nhiệm vụ. Và như vậy để xem niềm tin vào triết lý sống từng ngày của ông có thể giúp được hay không?
Quả thật, hôm sau người ta bắt được một tên trộm và bị kết án xử chém. Vua yêu cầu người nghèo trong trang phục lính thực hiện việc này. Vì nhà vua biết rằng, với lưỡi kiếm gỗ, người đàn ông này sẽ không thể thực hiện được nhiệm vụ. Và như vậy để xem niềm tin vào triết lý sống từng ngày của ông có thể giúp được hay không?
Tên tử tội quỳ xuống chân anh lính và van xin
được tha mạng vì còn vợ và con nhỏ. Người đàn ông nhà nghèo trong trang
phục lính nhìn đám đông xung quanh và hô lớn: "Lạy Đấng tối cao, nếu
người sắp bị hành quyết này là người có tội, thì xin cho con được phép
thi hành lệnh của vua. Còn nếu anh ta vô tội, xin hãy biến lưỡi gươm này
thành gươm gỗ". Ngay tức khắc, ông rút lưỡi gươm ra và quả thực thanh
gươm bằng sắt đã biến thành gươm gỗ. Đám đông đồng thanh la lên: "Đây là
phép lạ". Vị vua truyền lệnh tha tên ăn trộm đồng thời tiến đến người
lính nghèo thú nhận rằng: "Trẫm chính là người ăn mày mỗi tối tại nhà
ngươi. Từ nay trở đi, trẫm muốn ngươi là bạn và là quân sư cho trẫm.
Ngươi hãy dạy cho ta cách sống lạc quan và bình an".
Bạn thân
mến, "Ngày từng ngày, mọi chuyện rồi sẽ tốt đẹp". Thế đó, cuộc sống chỉ
thực sự tồn tại trong hiện tại, chứ không ở trong quá khứ hay trong
tương lai. Cái triết lý của người đàn ông nghèo thực sự có giá hơn cả
vàng bạc, địa vị, nhan sắc hay quyền lực.
Dù giàu có và quyền
lực bao nhiêu đi nữa, nhưng nếu bạn không sống hôm nay, thì bạn không
cảm nhận được giá trị của cuộc đời. Nếu bạn không sống cho giây phút
hiện tại, thì cuộc đời của bạn vẫn như là những chuỗi ngày kiếm tìm,
rượt bắt cái bóng "an toàn, hạnh phúc" một cách vô vọng. Thật hữu ý và
hợp tình khi danh từ tiếng Anh "present" mang nghĩa "quà tặng" và cũng
có nghĩa "hiện tại." Như vậy, hiện tại là quà tặng. Ai không sống trong
hiện tại là tự mình khước từ quà tặng của cuộc sống. Đó chính là niềm
vui, hạnh phúc sự bình an và tự chủ trong mọi giây phút của cuộc đời mỗi
người
Sưu tầm
0 nhận xét:
Đăng nhận xét